PLC VÀ VI ĐIỀU KHIỂN TRONG AGV TỰ HÀNH

PLC và vi điều khiển trong AGV tự hành 

Chào mừng bạn đến với bài viết mới của chúng tôi về chủ đề xoay quanh sản phẩm AGV tự hành. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 phương pháp điều khiến AGV. Đó là sử dụng PLC và mạch vi

Tổng quan về AGV và 2 phương pháp điều khiển

AGV (Automated Guided Vehicle) là một loại robot di chuyển tự động. Nó được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp để vận chuyển hàng hóa, thành phẩm từ vị trí này đến vị trí khác một cách tự động. AGV có thể được điều khiển bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bao gồm sử dụng PLC (Programmable Logic Controller)mạch vi điều khiển (Microcontroller). Chúng ta sẽ nhận xét 2 phương pháp trên qua 4 tiêu chí : Phạm vi ứng dụng , khả năng lập trình, Khả năng tích hợp chức năng, khả năng phản hồi thời gian thực. Let’s go !!!

Sử dụng PLC

Phạm vi ứng dụng:

  • PLC thường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống kiểm soát tự động lớn và phức tạp. PLC không chỉ giới hạn trong việc điều khiển AGV mà còn trong các hệ thống quy trình công nghiệp khác.

Khả năng lập trình linh hoạt:

  • PLC có khả năng lập trình bằng ngôn ngữ lập trình hướng dẫn (ladder logic) hoặc các ngôn ngữ lập trình khác. Ví dụ như Structured Text (ST), Function Block Diagram (FBD),… Điều này cho phép kỹ sư tùy chỉnh hệ thống kiểm soát theo nhu cầu cụ thể.

Tích hợp các chức năng kiểm soát khác:

  • PLC có khả năng tích hợp các chức năng kiểm soát khác như quản lý nguồn điện, giao tiếp với các thiết bị khác, xử lý tín hiệu đầu vào/đầu ra từ các cảm biến và thiết bị khác.

 

    AGV nâng hàng sử dụng bộ điều khiển PLC AGV nâng hàng sử dụng bộ điều khiển PLC

 

Sử dụng mạch vi điều khiển

Phản hồi thời gian thực:

  • Mạch vi điều khiển (microcontroller) thường có khả năng xử lý và phản hồi thời gian thực tốt hơn so với PLC. Điều này rất quan trọng trong các ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao và thời gian đáp ứng nhanh.

Phù hợp cho các hệ thống nhỏ và đơn giản:

  • Mạch vi điều khiển thường được sử dụng trong các hệ thống nhỏ hơn, đơn giản hơn. Điều khiển một số lượng ít các AGV hoặc trong các dự án DIY (Do it yourself) do người dùng tự tạo ra.

Lập trình linh hoạt nhưng phức tạp hơn:

  • Lập trình mạch vi điều khiển yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao hơn. Nó phải sử dụng các ngôn ngữ lập trình như C/C++ hoặc Assembly.  Điều này có thể tạo ra một ngưỡng khó khăn cho người mới học lập trình.

Tích hợp các chức năng kiểm soát khác:

  • Mạch vi điều khiển thường tập trung vào việc kiểm soát cơ bản và có ít khả năng tích hợp các chức năng phức tạp hơn như PLC.

 

Kết luận

Việc sử dụng PLC hay mạch vi điều khiển để điều khiển AGV phụ thuộc vào phạm vi ứng dụng, độ phức tạp của hệ thống.

Mỗi nhà máy sản xuất đều mang một văn hóa, một hình thái sản xuất riêng. Và sẽ không có 1 hệ thống viết sẵn nào khi đưa vào mà nhà máy  được áp dụng một cách tối đa và “mượt mà” luôn cả.

  • Nhận ra được sự khó khăn đó, các sản phẩm STI phát triển đều cho phép có thể tùy biến tối đa nhất nhằm mang lại giá trị đích thực cho Khách hàng.
  • Chúng tôi sẽ không đánh giá phương pháp điều khiển nào là tốt nhất
  • Chúng tôi chỉ đánh giá phương pháp điều khiển nào phù hợp với mô hình, cách thức hoạt động nhà máy hơn.

Từ đó xây dựng giải pháp tốt nhất để giải quyết các khó khăn, nâng cao năng suất sản xuất cho Khách hàng.

Để biết thêm thông tin về PLC và vi điều khiển trong AGV tự hành tại STI Việt Nam, quý công ty vui lòng liên hệ:

  • Mr. Biên: 0904 565 121

Mọi người thấy bài viết  cung cấp thông tin hữu ích và có giá trị, hãy chia sẻ tới những người xung quanh bạn nhé !